SCG HIỆN THỰC HÓA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN (NAPCE) VÀ ĐẨY MẠNH QUAN HỆ HỢP TÁC TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN

Tại Diễn Đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024, SCG – tập đoàn bền vững hàng đầu khu vực với cam kết Tăng trưởng xanh toàn diện, đã chia sẻ những hoạt động tiên phong trong kinh tế tuần hoàn (KTTH) cũng như tác động kinh tế của những sáng kiến này từ góc nhìn doanh nghiệp. Những đóng góp này đã mở đường cho việc triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE) tại Việt Nam, dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau ba năm ra mắt tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam. Với chủ đề “Từ Kế Hoạch đến Hành Động”, Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác đa phương để đưa NAPCE vào thực tiễn và SCG tự hào là đơn vị đóng góp tích cực cho hành trình này ngay từ giai đoạn ban đầu.Diễn Đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024, diễn ra vào ngày 10 tháng 12, quy tụ các bên liên quan trong nhiều lĩnh vực để cùng đánh giá những tiến bộ đã đạt được trong kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy kế hoạch hành động trong thời gian tới. Đáng chú ý, diễn đàn năm nay tập trung xây dựng nền tảng cho việc triển khai NAPCE sắp tới, mở đường cho Việt Nam tiến tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn vào năm 2030. Là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, NAPCE có mục tiêu hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng tài nguyên, nguồn nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng một cách hiệu quả, và hạn chế tối đa chất thải ra môi trường. Bằng việc cung cấp một khuôn khổ nền tảng cho các ngành nghề áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn, NAPCE sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng về đổi mới và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.
SCG tự hào được đóng góp tích cực trong quá trình hình thành khung NAPCE trong suốt 3 năm qua, không chỉ tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tầm nhìn chung của các bên liên quan, mà tập đoàn còn chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế tuần hoàn để hiện thực hóa kế hoạch hành động này.
Trong phiên trình bày với chủ đề “Chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn : Làm thế nào để kinh tế tuần hoàn trở thành động lực tăng trưởng kinh tế” tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024, Tiến sĩ Chana Poomee, Giám đốc Phát triển Bền vững của SCG, chia sẻ : “Việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bền vững và gia tăng khả năng phục hồi của môi trường. Những thách thức toàn cầu, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão Yagi, nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang hệ thống tuần hoàn nhằm tối ưu hóa tài nguyên và giảm chất thải. Với niềm tin này, SCG đã chung tay cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam trong 3 năm qua nhằm nâng cao sự hiểu biết và thực hành về kinh tế tuần hoàn; đồng thời kêu gọi sự hợp tác giữa các ban ngành toàn thể về vấn đề này trên tinh thần Tăng trưởng xanh toàn diện, phù hợp với cam kết của tập đoàn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường mà không một ai bị bỏ lại phía sau.”Chia sẻ về những sáng kiến kinh tế tuần hoàn của SCG, ông Kulachet Dharachandra, Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam, cho biết : ” Lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng và cho ra mắt kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE), vạch ra lộ trình hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Điều quan trọng là chúng ta cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đưa NAPCE vào thực tiễn, hướng đến các mục tiêu chung. Tại SCG, chúng tôi tiếp tục củng cố vai trò dẫn đầu trong phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy các sáng kiến ESG và kinh tế tuần hoàn phù hợp với NAPCE. Thông qua các sáng kiến đổi mới và các quan hệ đối tác hướng đến tăng trưởng xanh toàn diện, SCG cam kết xây dựng một tương lai xanh hơn và bền vững hơn cho Việt Nam.”
Tập đoàn SCG hiện đanghoạt động trong các các lĩnh vực kinh doanh Xi măng – Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials – CBM), Hóa dầu (SCG Chemicals – SCGC), và Bao bì (SCG Packaging – SCGP). SCG đang đi đầu trong các mô hình kinh doanh tuần hoàn thông qua việc tăng cường đầu tư vào công nghệ mới, thúc đẩy năng lượng tái tạo, chuyển đổi quy trình sản xuất và phát triển các sản phẩm xanh.
Hơn hết, các sáng kiến này đều thống nhất chặt chẽ với các mục tiêu của NAPCE cũng như chiến lược ESG 4 Plus của tập đoàn, trong đó có 4 mục tiêu lớn là “Hướng đến Phát thải ròng bằng không (Set Net – Zero) – Phát triển Xanh (Go Green) – Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) – Thúc đẩy sự hợp tác (Embrace Collaboration), và Công bằng và Minh bạch trong tất cả hoạt động.” Nhờ những nỗ lực này, tất cả các công ty thành viên của SCG đều đạt được những bước tiến quan trọng trong kinh tế tuần hoàn.Ngành kinh doanh Xi măng – Vật liệu xây dựng (CBM) của SCG đã áp dụng quy trình sản xuất xanh theo các nguyên tắc tuần hoàn. Đơn cử như sáng kiến sử dụng năng lượng sinh khối để thay thế cho 30% nhiên liệu hóa thạch, đồng thời triển khai công nghệ mới để tăng độ bền của sản phẩm. Công ty cũng lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải (Waste Heat Recovery) khắp các nhà máy nhằm đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, giúp giảm 20% lượng phát thải carbon so với xi măng thông thường. Trong đó, Tập đoàn PRIME (thành viên của SCG) đang thực hiện hàng loạt cải tiến trong sản xuất, bao gồm việc thay thế xe nâng chạy bằng dầu diesel thành xe nâng điện, tận dụng năng lượng mặt trời, và chuyển đổi nhiên liệu từ than sang sinh khối. Thông qua những sáng kiến xanh này, các công ty thành viên của SCG đang tích cực đóng góp cho mục tiêu thiết lập chuỗi sản xuất bền vững của NAPCE.Ngành Hóa dầu SCGC (SCG Chemicals) đã áp dụng cách tiếp cận toàn diện cho chiến lược kinh doanh tuần hoàn, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của NAPCE. Với định hướngnày, Giải pháp Polymer thân thiện với môi trường của SCGC – SCGC Green Polymer đã áp dụng chiến lược 4R (giảm thiểu, tái chế, có thể tái chế và tái tạo) để tạo ra một hệ thống khép kín, có khả năng giảm khoảng 60.000 tấn khí thải carbon. Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP), một dự án trọng điểm của SCGC, đã áp dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường trong suốt quá trình hoạt động để nâng cao tiêu chuẩn về môi trường và an toàn, như hệ thống đuốc đốt mặt đất khép kín, hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, hệ thống điện mặt trời áp mái, xe nâng điện. Đồng thời, LSP cũng triển khai chuỗi “Dự án Phân loại rác thải” nhằm xây dựng tư duy và kỹ năng tuần hoàn cho thế hệ trẻ và cộng đồng.Ngành bao bì SCGP (SCG Packaging) đã đầu tư nghiên cứu và phát triển để tìm ra những hướng đi mới nhằm tái thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn. Một trong những cải tiến bền vững là R1, bao bì vật liệu đơn linh hoạt được làm từ một loại polymer duy nhất cho mỗi lớp, giúp việc tái chế dễ dàng hơn. Ngoài ra, công ty đã sản xuất các bao bì chai lọ làm từ nhựa tái chế chất lượng cao (PCR), cung cấp giải pháp thay thế xanh hơn cho bao bì nhựa. Đồng thời, nắp chai cũng được thiết kế để gắn liền chặt chẽ với thân chai giúp giảm rác thải nhựa. Việc mở rộng danh mục sản phẩm tuần hoàn thể hiện nỗ lực của SCGP trong việc đáp ứng các yêu cầu của NAPCE nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững.
Trong khi các ngành công nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn theo NAPCE, SCG và các công ty thành viên đang có những hành động thiết thực và quyết liệt để chuyển đổi hệ thống kinh tế tuyến tính hiện tại. Bằng cách hợp tác với các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức xã hội, SCG đang dẫn đầu những thay đổi trong lĩnh vực quan trọng này với một hệ sinh thái quan hệ hợp tác phù hợp với chiến lược Tăng trưởng xanh toàn diện của tập đoàn. Những mối quan hệ hợp tác này sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, thúc đẩy đổi mới và tăng cường trách nhiệm chung về môi trường.
Dựa trên những thành tựu này, SCG nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác liên ngành trong việc thúc đẩy các sáng kiến kinh tế tuần hoàn, trong đó tập đoàn đóng vai trò lãnh đạo và kêu gọi hành động. Trong tương lai, SCG tái khẳng định cam kết thúc đẩy NAPCE để phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và hợp tác liên ngành, định hình một tương lai bền vững cho môi trường và xã hội.

Duy Hiếu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *